Người dân Nhật Bản vốn rất coi trọng những sự kiện thường niên diễn ra theo từng mùa. Nếu bạn mua vé máy bay Asiana Airlines đi Nhật Bản thường xuyên, bạn sẽ thấy rằng các cửa hàng, siêu thị ở đây sẽ thay đổi cách bày trí hay mặt hàng buôn bán theo mỗi sự kiện cụ thể. Ngay bây giờ, hãy cùng tìm hiểu về các sự kiện thường niên gắn liền với đời sống của người Nhật vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Các sự kiện này sẽ giúp bạn trải nghiệm một phần văn hóa độc đáo của Nhật Bản và tận hưởng kỳ nghỉ của mình một cách trọn vẹn, đáng nhớ nhất.
Ngày tết (1/1)
Ngày tết của Nhật Bản là ngày 1/1 Dương lịch. Đây là ngày mà vị thần năm mới có tên gọi là Toshigami-sama đến với mỗi gia đình. Mọi người cầu mong thần Toshigami-sama mang đến một năm mới với vụ mùa bội thu, sự an yên, sự an toàn và sức khỏe cho cả gia đình.
Vào dịp tết, các gia đình sẽ trang trí Kagami-mochi được làm từ bánh mochi xếp chồng lên nhau
Vào dịp tết, mỗi gia đình tại Nhật Bản sẽ trang trí Kadomatsu và Shimenawa để nghênh đón thần năm mới Toshigami-sama. Trong đó, Kadomatsu-mochi – nhà của thần Toshigami-sama, được làm từ những chiếc bánh mochi dạng tròn, dẹt, xếp chồng hai hoặc ba chiếc lên nhau. Mọi người sẽ trang trí năm mới bằng matsunouchi và chúc tết cho nhau cho đến ngày 7/1 hoặc ngày 15/1 tùy vùng. Trong mùa tết, người Nhật sẽ cắt bánh kagami-mochi để ăn với mong muốn có thêm sức mạnh sau khi ăn bánh, trải qua một năm mới khỏe mạnh.
Lễ Tiết phân – Setsubun
Setsubun hay Lễ Tiết phân ở Nhật Bản diễn ra vào ngày 3/2 hằng năm. Người Nhật Bản thời xưa cho rằng các linh hồn, ma quỷ có thể dễ dàng xâm nhập vào thời điểm chuyển mùa. Thế nên, họ thường ném hạt đậu để xua đuổi tà ma vào ngày giao mùa. Trong ngày Tiết phân, một người trong gia đình sẽ đóng vai quỷ đi vào trong nhà từ cửa trước. Các thành viên còn lại sẽ ném hạt đậu vào phía con quỷ và nói ‘Oni wa soto! Fuku wa uchi!’, có nghĩa là ‘may quỷ đi ra ngoài, may mắn đi vào trong’. Sau khi con quỷ hoảng sợ và ra khỏi nhà thì mỗi người sẽ ăn số hạt đậu bằng với số tuổi của mình để cầu cho một năm hạnh phúc.
Một người sẽ đóng vai quỷ để đi vào và cùng thực hiện nghi lễ vào ngày Setsubun
Tại một số địa phương của Nhật Bản, người ta sẽ xiên đầu của con cá mòi sống (một loại cá được cho là ma quỷ rất sợ chúng) vào cành ô liu. Sau đó họ treo chúng ở cửa trước. Cùng với đậu tương, vào dịp Tiết phân, các siêu thị còn bán cả ehomaki – một loại sushi cuộn của Nhật Bản. Người ta sẽ ăn cả cuộn sushi dài mà không cần cắt chúng thành khoanh để cầu mong một năm khởi sắc, may mắn. Người ta tin rằng, nếu vừa ăn ehomaki, vừa nói chuyện thì mọi phước lành sẽ tan biến hết.
Người Nhật sẽ ăn ehomaki – một loại sushi cuộn vào ngày Tiết phân
Hina-matsuri (Lễ hội búp bê)
Lễ hội Hina-matsuri của Nhật Bản được tổ chức vào ngày 3/3 hằng năm. Mục đích của Hina-matsuri là cầu mong cho các bé gái khôn lớn, khỏe mạnh. Sau đó họ sẽ dọn dẹp ngay khi ngày lễ kết thúc. Trong ngày Hina-matsuri, người ta sẽ ăn bánh gạo Hishi mochi với 3 màu hình thoi, bánh gạo Hina Arare. Họ cũng ăn các món ăn được làm từ ngao và chirashi sushi. Ngày lễ Hina-matsuri còn được gọi là Momo no sekku – lễ hội hoa đào. Người Nhật cho chọn ngày 3/3 hằng năm để tổ chức lễ hội vì đầu tháng 3 là thời điểm hoa đào nở rộ ở quốc gia này.
Các bé sẽ được tặng búp bê Hina trong dịp Hina Matsuri
Người Nhật xưa cho rằng búp bê có thể xua đuổi những linh hồn xấu. Búp bê Hina được xem là một vật trưng bày trang trọng. Trong mỗi gia đình, búp bê Hina được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Vào ngày lễ Hina-matsuri, búp bê Hina sẽ được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình trong vòng một vài ngày. Sau đó, chúng được cất giữ cẩn thận trong hộp để trưng bày vào kỳ Hina-matsuri năm sau. Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế, cha mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới sinh của họ một bộ búp bê Hina để chuẩn bị cho ngày lễ Hina-matsuri.
Hana Matsuri
Hana Matsuri hay lễ hội hoa đăng là một sự Phật giáo được tổ chức vào ngày 8/4. Hana Matsuri là ngày chúc mừng ngày sinh của Đức Phật – người sáng lập ra Phật giáo. Vào ngày Hana Matsuri, người ta đặt nhiều bồn hoa nhỏ có tên gọi là hanamido ở trong chùa. Trong mỗi một bồn hoa có một khay nước kanbutsuoke chứa đầy amacha, tức là trà ngọt. An vị ở chính giữa khay nước là một bước tượng Phật mới sinh, tượng trưng cho Đức Phật mới được ra đời.
Hana Matsuri là sự kiện Phật giáo chúc mừng ngày sinh của Đức Phật
Truyền thuyết kể lại rằng, rồng chín đầu đã xuất hiện trên trời trước khi Đức Phật ra đời và đổ cơn mưa sương ngọt. Cơn mưa sương ngọt này là cơn mưa của những phước lành từ trời từ đầu của Đức Phật. Chính vì lẽ đó mà những người đi chùa trong lễ hội Hana Matsuri thường dâng trà ngọt để chúc mừng ngày sinh của Đức Phật.
Tango-no-sekku (Ngày bé trai)
Bên cạnh ngày lễ dành cho bé gái thì ở Nhật Bản cũng có ngày lễ riêng dành cho các bé trai. Sự kiện danh cho các bé trai có tên là Tango-no-sekku, diễn ra vào ngày 5/5 hằng năm, cầu chúc cho sự trưởng thành, khỏe mạnh và vui vẻ của các bé trai.
Trong ngày Tango-no-sekku, các gia đình sẽ trang trí búp bê samurai, mũ sắt và treo cờ có hình dáng cá chép với đủ màu sắc khác nhau. Trong đó, mũ sắt và áo giáp mặc trên người búp bê samurai để bảo vệ cơ thể nên nó tượng trưng cho ý nghĩa bảo vệ bé trai khỏi tai nạn và bệnh tật. Trong khi đó, cá chép được biết đến loài cá có sức sống mãnh liệt. Chúng có thể sống ở ao hồ, đầm lầy nên được trang trí với mong muốn con cái lớn lên được khỏe mạnh. Các vật sử dụng trang trí cho ngày Tango-no-sekku được bày biện từ đầu tháng 4 và dọn dẹp ngay khi kết thúc ngày lễ.
Cờ cá chép được treo khắp nơi trong sự kiện Tango-no-sekku
Bên cạnh đó, vào ngày bé trai Tango-no-sekku, người dân Nhật Bản sinh sống ở vùng Kanto thường ăn kashiwa-mochi – bánh gạo gói bằng lá sồi. Trong khi đó, người Kansai thường ăn chimaki – bánh gạo nếp ngọt gói bằng lá trẻ. Ngoài ra, các bé trai sẽ tắm trong shobuyu, tức là bồn tắm có thả lá hoa diên vĩ. Người Nhật cho rằng, mùi hương của lá diên vĩ có công dụng xua đuổi tà ma. Ngày nay, cho đến gần ngày diễn ra Tango-no-sekku, lá diên vĩ vẫn được bán rất nhiều ở các siêu thị Nhật Bản.
Lễ hội Tanabata (Ngưu lang – Chức nữ)
Ngày Tanabata hay ngày Ngưu lang – Chức nữ của Nhật Bản diễn ra vào đêm ngày 7/7. Đây là dịp để người ta cầu nguyện với các vì sao bằng cách treo các dải giấy màu sắc (mảnh dầy dài và hẹp) với điều ước được viết lên bên trên. Dải giấy được treo lên cành tre. Theo truyền thuyết, Tanabata là ngày duy nhất trong năm mà Orihime – một người dệt vải tài ba và Hikoboshi – một người chăn bò, bị ngăn cách bởi dải ngân hà có thể gặp gỡ nhau mỗi năm.
Người ta treo giấy cầu nguyện lên cây vào dịp lễ Tanabata
Lễ hội Obon
Lễ hội Obon là một lễ hội Phật giáo có lịch sử hơn 500 năm, được tổ chức ở Nhật Bản vào mùa hè hằng năm (thường diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16/8 hằng năm). Mục đích của lễ hội là để tưởng nhớ đến tổ tiên và những người thân yêu đã khuất. Theo Phật giáo, người ta tin rằng linh hồn của những người đã khuất sẽ về thăm gia đình trong lễ hội Obon. Kết thúc lễ hội là những hoạt động truyền thống giúp linh hồn người thân đã khuất trở về thế giới bên kia an toàn.
Lễ hội Obon là sự kiện mùa hè hoành tráng nhất ở Nhật Bản
Trong thời gian diễn ra lễ hội Obon, người Nhật sẽ đi thăm mộ tổ tiên hoặc về quê. Chính vì lẽ đó mà lưu lượng người Nhật sử dụng các phương tiện đi lại như tàu cao tốc, đường cao tốc và máy bay rất lớn. Trong suốt mùa lễ hội Obon sẽ có rất nhiều hoạt động diễn ra, có sự góp mặt của các gian hàng ẩm thực và hoành tráng nhất chính là những điệu múa Bon Odori.
Người ta sẽ đi thăm mộ tổ tiên vào dịp lễ Obon
Bon Odori là những hoạt động liên quan đến âm nhạc và khiêu vũ truyền thống của Nhật Bản. Đây là một phần quan trọng trong lễ hội Obon. Bon Odori được tổ chức để chào đón các linh hồn đã khuất trong một số ngày nhất định. Ngày này thường khác nhau tùy theo từng khu vực. Điển hình có thể kể đến các điệu múa Bon Odori được trình diễn bởi những vũ công mặc những bộ kimono lấp lánh biểu diễn các điệu múa theo những bài hát truyền thống. Điệu múa Bon Odori là biểu tượng của lễ hội mùa hè ở Nhật. Hoạt động này đã gắn bó với người dân Nhật Bản trong nhiều thế kỷ.
Shichigosan
Shichigosan là dịp viếng thăm đền thờ để cầu cho sức khỏe và sự trưởng thành của các em bé. Shichigosan thường diễn ra vào khoảng ngày 15/11 hằng năm. Đây là sự kiện dành cho các gia đình có bé gái 3 tuổi và 7 tuổi, bé trai 5 tuổi. Thông thường, trong ngày Shichigosan, mọi người sẽ nhận được một thanh kẹo dài có tên là chitose khi đến viếng đền thờ. Cây kẹo này mang ý nghĩa là mong muốn các bé sẽ cao lớn, thanh mảnh, dẻo dai, sống khỏe mạnh và thọ chito, tức là thọ 1000 năm giống như tên gọi của chính thanh kẹo.
Shichigosan là dịp thăm viếng đền để cầu mong sức khỏe của các em bé
Người Nhật Bản cảm nhận sự thay đổi theo mùa theo sự di chuyển của mặt trời và mặt trăng. Cùng với đó là sự thay đổi nhiệt độ, sự dịch chuyển của tự nhiên. Các sự kiện văn hóa được hình thành và diễn ra theo từng mùa, gắn liền với đời sống con người Nhật Bản. Nếu bạn đang sinh sống tại Nhật hay có dự định book vé máy bay đi Nhật Bản trong thời gian sắp tới, bạn nên tìm hiểu về các sự kiện trong năm cũng như các loại mặt hàng liên quan trong văn hóa Nhật Bản. Đồng thời, hãy tận hưởng các sự kiện, ngày lễ này qua những món ăn và đồ trang trí nhé!